Trở lại năm 2017, Học viện Công nghệ Phương tiện Phóng Trung Quốc, một công ty con của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), đã trình diễn các tên lửa không gian và khả năng phóng vệ tinh của mình tại Triển lãm Hàng không Avalon. Sự kiện này được coi là bất thường và bất ngờ. Tuy nhiên, nó nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đẩy nhanh việc phát triển và triển khai các hệ thống hiệu quả để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng do các hoạt động đó gây ra.   

Tàu khu trục Type 054A đặc biệt quan trọng đối với Hải quân Trung Quốc và bốn biến thể Type 054A/P đã được Pakistan mua sắm

Trên thực tế, thật vô lý khi Trung Quốc cho rằng có khả năng Úc sẽ sử dụng tên lửa không gian của Trung Quốc, vì quan hệ song phương đang suy giảm ngay cả ở giai đoạn đó. Kể từ đó, Trung Quốc đã thể hiện sự hiếu chiến ngày càng tăng đối với nhiều nước láng giềng và phương Tây, đẩycác mối quan hệ càng về cuối càng đi xuống.

Tuy nhiên, nỗ lực tiếp thị như đã đề cập ở trên nhấn mạnh chiều sâu và bề rộng của những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xuất khẩu khí tài quân sự. Tương tự như vậy, mọi người tham dự đều có thể nhớ lại dàn thiết bị choáng ngợp và rực rỡ được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải diễn ra hai năm một lần ở miền nam Trung Quốc, nó vượt xa bất kỳ triển lãm quốc phòng châu Á nào khác về quy mô và tính mới lạ. Cứ hai năm một lần, một loạt thiết bị cải tiến (và đôi khi ảo diệu) ngày càng tăng được trưng bày, đáp ứng nhu cầu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và khách hàng nước ngoài.

Triển lãm hàng không Chu Hải gần đây nhất diễn ra tại thành phố cảng của Trung Quốc từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 11 năm 2022. Người nước ngoài không được mời và có thể cảm nhận được bầu không khí căng thẳng do khả năng bị phong tỏa bất thình lình khi Trung Quốc, bức tường thành cuối cùng của thế giới chống lại đại dịch, đang cố gắng loại bỏ COVID-19. Tất nhiên, những nỗ lực đó đã thuộc về quá khứ, khi Chủ tịch Tập Cận Bình bất ngờ đảo ngược hướng đi và để cho virus corona tự do hoành hành trong Trung Quốc.

HỆ THỐNG CỦA NHỮNG HỆ THỐNG

Ngoại trừ những nền tảng hàng đầu được biên chế cho, chẳng hạn như tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu sân bay, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Type 055 hoặc máy bay chiến đấu J -20, thì thực tế tất cả các hệ thống vũ khí của Trung Quốc đều có sẵn để xuất khẩu. Chẳng hạn, tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm ngoái, Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc đã quảng bá phiên bản xuất khẩu của tàu khu trục Type 052D, Type 052DE. Đây là lần đầu tiên một tàu chiến tiên tiến như vậy của Trung Quốc được bán ra thị trường quốc tế. Hải quân Trung Quốc đã đưa vào biên chế hơn 20 tàu khu trục loại này.

  

Được sản xuất bởi Dongfeng Motors, phương tiện chiến thuật hạng nhẹ Mengshi phổ biến đang được xuất khẩu cho tất cả các khách hàng trên khắp Châu Phi và Châu Á.

Một tài liệu quảng cáo về Type 052DE đã đưa ra thông số kỹ thuật của tàu khu trục dài 159m, lượng choán nước 6.800 tấn. Trong đó,Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc đã liệt kê các hệ thống cảm biến và vũ khí điển hình, mặc dù “các hệ thống phụ hoặc thiết bị chính có thể được lựa chọn theo nhu cầu của khách hàng”.

Những tuyên bố như vậy nêu bật thiện chí và khả năng của Trung Quốc sẵn sàngđáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Trên thực tế, đây là chủ đề lặp đi lặp lại tại Triển lãm Hàng không trung Quốc 2022 như một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giành thị phần lớn hơn trong thị trường vũ khí toàn cầu.

Các công ty Trung Quốc đang ngày càng quảng bá các giải pháp quốc phòng hoàn thiện, bên cạnh các hệ thống giám sát an ninh quốc gia nhờ có nhiều trải nghiệm thực tiễn trong nước. Có thể khẳng định rằng Trung Quốc đang vượt xa Moscow về vấn đề này. Chẳng hạn, Nga có thể giỏi bán các mặt hàng riêng lẻ như máy bay chiến đấu Su-35 hoặc hệ thống phòng không Pantsir, nhưng nước này chủ yếu làm vậy để kiếm thu nhập hơn là vì ảnh hưởng địa chính trị. Các quốc gia hiếm khi tìm đến Nga để tìm kiếm các giải pháp tích hợp như mạng C4ISR, và thực tế là như vậy khi thất bại đáng xấu hổ của Nga ở Ukraine cho thấy đây là điểm yếu của quân đội Nga.

 Hai tàu lai dắt thuộc đội tàu ngầm lực lượng hải quân Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Bắc của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kéo một tàu ngầm rời bến tàu trong một cuộc diễn tập hàng hải về tấn công và phòng thủ bằng ngư lôi.  

Ngày nay, Trung Quốc đang cố gắng cạnh tranh với Hoa Kỳ trong lĩnh vực giải pháp tích hợp, nơi thiết bị có thể tích hợp và hoạt động trong các mạng xương sống. Thay vì chỉ bán các UAV hoặc xe tăng các loại, các công ty Trung Quốc như Norinco hiện đang tiếp thị các loại vũ khí kết hợp biên chế hoàn chỉnh cho các tiểu đoàn và lữ đoàn của quân đội nước ngoài.

Như được quảng cáo trong các tờ rơihào nhoáng tại triển lãm Chu Hải năm ngoái, khách hàng nước ngoài có thể kết hợp và ghép các phần riêng lẻ mà họ muốn mua lại với nhau, và hàng chục lựa chọn hấp dẫn có sẵn để hoàn thiện các tiểu đoàn cơ giới hóa giả định cho mình. Các công ty Trung Quốc hiện đang chào hàng công nghệ có thể cấu kết các yếu tố lại với nhau và biến các nền tảng riêng lẻ thành lực lượng chiến đấu hiệu quả.

Trung Quốc cũng đang tiếp thị mạnh mẽ tất cả các loại hệ thống đi kèm, thay vì chỉ bán vũ khí riêng lẻ đã hoàn thiện. Do đó, những khách hàng sành sỏi có thể lướt qua các danh mục và lựa chọn những thành phần cần thiết để tạo ra một hệ thống riêng biệt phù hợp nhất, có thể tùy biến theo nhu cầu phòng thủ, hoặc tấn công của họ.

Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia nào đi theo hướng mua sắm trên đều đang tự trói chặt mình vào mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Một khi một quốc gia nào đã đầu tư vào các hệ thống như vậy, thì quốc gia đó không thể hủy bỏ và chuyển sang nhà cung cấp khác nếu không chấp nhận tổn thất lớnvề tài chính. Trên thực tế, với phương thức bán hệ thống vũ khí như vậy, Trung Quốc có thể thu được cả chì lẫn chài của khách hàng.

Đi theohướng tiếp cận như vậy, Trung Quốc rất có thể thăng hạng trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Hiện tại, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 4, sau Mỹ, Nga và Pháp. Các thỏa thuận cho các hệ thống nói trên có xu hướng kéo dài nhiều năm, điều này sẽ làm sâu sắc thêm các mối quan hệ và sự phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Điều tình cờ là, thứ cản trở việc xuất khẩu máy bay chiến đấu của Trung Quốc là việc nước này buộc phải sử dụng động cơ của Nga. Ví dụ, những chiếc chiến đấu cơ JF-17 do Trung Quốc thiết kếđược xuất khẩu sang Myanmar, Nigeria và Pakistan được trang bị động cơ phản lực Klimov RD-93 của Nga.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ vững chắc với động cơ phản lực tự sản xuất trong nước. Không quân  Trung Quốc hiện đang sử dụng động cơ WS10B nội địa trên máy bay chiến đấu J-10C, sau khi chuyển từ động cơ AL-31FN của Nga lắp trên các biến thể J-10 trước đó. Sau đó, vào năm ngoái, đã xuất hiện những hình ảnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thử nghiệm động cơ WS10B trên máy bay chiến đấu J-15 hoạt động trên tàu sân bay. Nếu những chiếc J-15 trong tương lai sử dụng động cơ WS10 thay vì động cơ phản lực AL-31F hiện tại, điều này sẽ chứng tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào các động cơ đẩy của Trung Quốc. Có được một loạt động cơ đáng tin cậy do Trung Quốc tự chế tạo sẽ đơn giản hóa vấn đề xuất khẩu máy bay, vì nước này sẽ không phải xin giấy phép xuất khẩu từ Nga như thường lệ phải làm.

XUNG ĐỘT VÀ ẢNH HƯỞNG

Với việc Nga bị lôi kéo vào một cuộc chiến ngu ngốc và cay đắng với Ukraine, nơi mà một lượng lớn phương tiện, máy bay, trực thăng, vũ khí nhỏ và đạn dược đã bị tiêu hao ho  ặc phá hủy, các nhà sản xuất Nga sẽ không dễ dàng đáp ứng nhu cầu vũ khí cho lực lượng vũ trang của chính họ, chứ chưa nói gì đến xuất khẩu vũ khí cho các khách hàng nước ngoài để Moscow có được nguồn thu ngoại tệ.

Hệ thống tên lửa đất đối không là mặt hàng xuất khẩu thường xuyên của Trung Quốc. Chẳng hạn, tên lửa phòng không HQ-12A/KS-1 trong hình ở đây đã được Myanmar và Thái Lan mua lại.

Hơn nữa, sau khi chứng kiến ​​thiết bị của Nga hoạt động không hiệu quả như quảng cáo, một số khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến nơi khác. Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt do phương Tây khởi xướng đã làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng của Moscow. Thực trạng này sẽ mang đến cho Trung Quốc những cơ hội lớn hơn nữa để tăng doanh số xuất khẩu vũ khí trong những tháng và năm tới.

Cũng cần nhớ rằng việc bán vũ khí không chỉ đơn thuần mang lại nguồn thu nhập cho Trung Quốc. Xuất khẩu quốc phòng còn đóng vài trò như một công cụ địa chính trị mạnh mẽ. Bắc Kinh có thể ủng hộ và tạo đòn bẩy ảnh hưởng đối với các nước nhỏ hơn cả ở hiện tại và trong nhiều năm tới, vì các quân đội này trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ kỹ thuật và phụ tùng thay thế từ Trung Quốc.

Trung Quốc có sức mạnh kinh tế to lớn, và bởi vì các nhà sản xuất quốc phòng lớn nhất của nước này đều thuộc sở hữu nhà nước, nên Bắc Kinh có thể đưa ra mức giá, các khoản vay và giao dịch hấp dẫn để đưa các quốc gia khác vào quỹ đạo ảnh hưởng không thể tránh khỏi của nó.

Một ví dụ điển hình là Thái Lan, nơi chính quyền quân sự nước này đã tìm thấy một đồng minh Trung Quốc luôn sẵn sàng sau khi bị Hoa Kỳ xa lánh. Thái Lan mua đủ loại vũ khí như xe tăng chiến đấu chủ lực VT4, xe chiến đấu bộ binh VN1 8x8, xe tấn công đổ bộ ZTD-05, bệ phóng rocket đa năng WS-1B, bệ phóng tên lửa đất đối không KS-1C, 01 tàu ngầm S26T,và bến tàu đổ bộ Type 071E.

Tàu ngầm S26T là một trường hợp thú vị, vì nó cho thấy một minh chứng điển hình về những rủi ro đi kèm khi đối phó với Trung Quốc. Việc chế tạo tàu ngầm hiện đang bị tạm dừng do hãng MTU của Đức từ chối bán động cơ diesel cho Trung Quốc để trang bị cho tàu S26T. Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Thái Lan đã được ký kết mà không có đối tác nào nhận được sự chấp thuận xuất khẩu trước từ Đức. Giờ đây, Trung Quốc đang cố gắng thay thế động cơ MTU bằng một giải pháp thay thế chưa được thử nghiệm của Trung Quốc, một giải pháp mà Hải quân Hoàng gia Thái Lan khăng khăng khước từ.

Ba khách hàng quốc phòng lớn nhất của Trung Quốc trong 5 năm qua,theo thứ tự giảm dần,là Pakistan, Bangladesh và Thái Lan. Islamabad và Bắc Kinh là những người bạn tri kỉkhá kỳ quặc – một quốc gia theo đạo Hồi và một quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản vô thần – nhưng tình bạn “thép bọc thép” của họ đã có từ nhiều năm trước. Đơn cử như Pakistan đã mua của Trung Quốc4 khinh hạm Type 054A/P lớp Tughril (hai chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động năm ngoái), 8 tàu ngầm Type 039 Hangor, máy bay chiến đấu JF-17 và hàng trăm xe tăng VT4 và lựu pháo SH15 155mm gắn trên xe tải.

Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) trực thuộc một đơn vị quân đội thuộc Bộ chỉ huy Quân sự Tân Cương vượt qua bãi tuyết hướng tới khu vực được chỉ định cho một cuộc tập trận vào giữa tháng 1 năm 2023.

Dưới chế độ một đảng, Trung Quốc dễ   dàng điều phối chính sách đối ngoại và mua bán quốc phòng. Bằng cách này, Bắc Kinh có thể chen chân vào các cánh cửa để tạo chỗ đứng chiến lược và tăng cường hợp tác quân sự, đồng thời kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ. Những mục tiêu chiến lược như vậy rất quan trọng đối với Ông Tập khi ông lãnh đạo Trung Quốc trong một “cuộc đấu tranh” vĩ đại chống lại Hoa Kỳ.

NHỮNG CON SỐ XUẤT KHẨU VŨ KHÍ CỦA TRUNG QUỐC

Cuối năm 2022, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đã công bố số liệu hàng năm của cảithu về của 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới. Trong danh sách đó, bao gồm kỳ báo cáo năm 2021, SIPRI đã nêu tên 8 thực thể thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, trong đó có 7 thực thể nằm trong top 20. Bộ tám này đạt doanh thu 109 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2020. Danh sách của SIPRI năm 2022 bao gồm Norinco ở vị trí thứ bảy, AVIC ở vị trí thứ tám, CASC ở vị trí thứ chín và CETC ở vị trí thứ mười. Tiếp theo, Tập đoàn Công nghiệp & Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) xếp thứ 11, tiếp theo là CSSC ở vị trí thứ 14, Tập đoàn Công nghiệp Nam Trung Quốc ở vị trí thứ 20 và Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc ở vị trí thứ 64.

Tàu khu trục tối tân nhất của Hải quân  Trung quốc là Type 052D. Nó hiện đang được sản xuất để xuất khẩu với tên gọi Type 052DE.

Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt về doanh thu, doanh thu của Norinco tăng 11% đạt 21,6 tỷ USD. Mức độ tăng trưởng này thậm chí còn bị CASIC làm lu mờ, với mức tăng 13% đạt 14,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021.

Không thể phủ nhận quy mô tuyệt đối,lớn nhất cho đến nay ở châu Ácủa tổ hợp công nghiệp-quân sự của Trung Quốc,.

Điều này có lẽ được minh chứng rõ nhất bằng hoạt động đóng tàu thương mại, khi chúng ta nhớ rằng Trung Quốc đã tạo ra sức mạnh tổng hợp có chủ ý giữa đóng tàu hải quân và dân sự. Năm 2021, Trung Quốc sản xuất tổng cộng 26,863 triệu tấn tàu thương mại mới, Hàn Quốc 19,687 triệu và Nhật Bản 10,726 triệu. Phần còn lại của thế giới cộng lại chỉ đóng được 3,43 triệu tấn tàu thương mại.

Với quy mô đóng tàu khổng lồ của Trung Quốc, không có gì ngạc nhiên khi việc xây dựng hải quân có thể diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc như của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Thật vậy, Andrew Erickson, Giáo sư Chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, nói với Phóng viên Quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương rằng trọng tâm sản xuất của nhà máy đóng tàu Trung Quốc là tàu buôn cho khách hàng nước ngoài, điều này đã cho phép “ngành đóng tàu thương mại lớn nhất thế giới trợ giúp cho ngành đóng tàu hải quân Trung Quốc, một phần bằng cách sử dụng tiêu chuẩn sản xuất quân sự-dân sự kết hợp và cho phép chuyển giao hiệu quả giữa nhân viên đóng tàu dân sự và quân sự”.

Erickson nói tiếp: “Tàu là hiện thân cuối cùng của chiến lược hải quân. Trung Quốc có đại chiến lược được xác định rõ ràng và sâu rộng nhất so với bất kỳ cường quốc nào hiện nay, với các mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2035 và 2049, bao gồm giành quyền kiểm soát đối với các yêu sách chủ quyền đang tranh chấp, đặc biệt là Đài Loan. Một chiến lược nhất quán, nguồn tài chính và cách tiếp cận công nghệ đã cho phép ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc đưa một lực lượng khổng lồ ra biển, gồm lực lượng hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân biển lớn nhất thế giới tính theo số lượng tàu”.

Học giả người Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốc là “kẻ ăn theomau lẹ”, theo đó nước này theo đuổi “bước tiếp cận vừa đủ hợp lý bằng cách khai thác những nghiên cứu và phát triển các công nghệ của nước ngoài thông qua một quá trình đổi mới mang tính bắt chước. Tại đây, nó tìm kiếm, phát hiện, đánh giá và điều chỉnh các hệ thống và quy trình thông qua quá trình phát triển xoắn ốc và việc sản xuất tàu tích hợp quân sự và dân sự, như một phần của trọng tâm quốc gia về hợp nhất quân sự-dân sự.”

Người ta nói nhiều về tốc độ và hiệu quả của việc đóng tàu của Hải quân Trung Quốc, nhưng Erickson chỉ ra:

Trái ngược với những gì người ta thường quan niệm, Trung Quốc có thể không thực sự đóng tàu nhanh hơn các nước khác khi tính theo cơ số từng con tàu. Nhưng, Trung Quốc sử dụng quy mô, công suất nhà máy đóng tàu vượt trội và cách bố trí đóng mới hiệu quả để đóng đồng thời số lượng tàu lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Viện nghiên cứu hòa bình Stockhom cũng nhấn mạnh “Các dấu hiệu hợp nhất đã được ghi nhận trong ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc kể từ giữa những năm 2010, điều này đánh dấu sự đảo ngược các cải cách cơ cấu trước đây nhằm cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh bằng cách phá bỏ các thế độc quyền trong ngành. Vào năm 2021, hai công ty đóng tàu lớn nhất ở Trung Quốc, CSIC và CSSC, đã hoàn tất việc sáp nhập để thành lập một thực thể mới hoạt động dưới tên CSSC.”

Tập đoàn quốc doanh này ngày nay là công ty đóng tàu quân sự lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể duy trì việc đóng tàu hải quân ở quy mô lớn như vậy mãi được. Erickson nhận xét:

“Trung Quốc có thể đã đạt đến tốc độ tăng trưởng và khả năng huy động cao nhất. Nhìn về tương lai, việc đóng tàu hải quân của Trung Quốc đang chậm lại và phải đối mặt với các yêu cầu bảo dưỡng và đại tu ngày càng tăng”.

Tuy nhiên, chúng ta có thể so sánh sản lượng này với công suất khiêm tốn hơn của các đối tác trong liên minh AUKUS. Với việc Mỹ sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đang ở mức cao nhất, các thượng nghị sĩ Mỹ cảnh báo rằng việc sản xuất cho Hải quân Mỹ không nên bị đẩy đến “điểm giới hạn” bằng cách bổ sung thêm các tàu ngầm mới cho Hải quân Hoàng gia Australia.

TƯƠNG LAI SÁN LẠN

Theo Viện nghiên cứu hòa bình Stockhom, Trung Quốc là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ tư thế giới từ năm 2017 đến năm 2021. Nó chiếm 4,6% thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới, lần lượt đứng sau Mỹ, Nga và Pháp. Tổ chức này lưu ý rằng trong giai đoạn này,79% xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc là đến châu Á và châu Đại Dương. Trong khi Trung Quốc bàn giao một lượng vũ khí lớn cho 48 quốc gia trong giai đoạn 2017- 2021, thì có tới 47% trong số đó thuộc về Pakistan.

Triển lãm Hàng không Trung Quốc 2022 cho thấy rõ ràng rằng thị phần của Trung Quốc trên thị trường vũ khí toàn cầu sẽ tăng cao hơn nhiều. Nó sẽ chiếm lĩnh những khoảng trống mà Nga bỏ lại gần đây, và nó sẽ tiếp tục tung ra thị trường các giải pháp và hệ thống quân sự ngày càng tinh vi cho các quốc gia ở Châu Phi, Châu Á, Trung Đông và xa hơn nữa./.

 Tác giả Gordon Arthur – New Zealand

Biên dịch: Đại tá, ThS Đinh Thanh Hoàng/ Khoa Trinh Sát