I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Khoa Hậu cần - Kỹ thuật được thành lập lâm thời ngày 25 tháng 2 năm 1976 theo Quyết định s28/QĐ-TM và chính thức theo Quyết định số 146/QĐ-TM ngày 25 tháng 6 năm 1976 của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, có tên gọi là “Khoa Hậu cần”; có nhiệm vụ là:

- Bổ túc, đào tạo cán bộ cao cấp của lực lượng vũ trang;

- Tham gia nghiên cứu các vấn đề khoa học quân sự chuyên ngành Hậu cần, Kỹ thuật.

Đến ngày 16/12/1981, Bộ trưởng Quốc phòng ra quyết định số 423/QĐ-BQP đổi tên Học viện Quân sự Cao cấp thành Học viện Quân sự Cấp cao, theo đó tên Khoa được đổi thành Khoa Hậu cần - Kỹ thuật.

Mỗi giai đoạn phát triển của Học viện và toàn quân luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới, cao hơn cho Khoa Hậu cần - Kỹ thuật. Từ chỗ chủ yếu nội dung giảng dạy của Khoa đề cập đến nghệ thuật bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, nay đã phát triển thêm nhiều nội dung mới như:

- Xây dựng hậu phương chiến lược;

- Động viên quốc phòng;

- Xây dựng và phát triển Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam;

- Công tác hậu cần, kỹ thuật trong chiến tranh và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật trong các loại hình tác chiến chiến lược, chiến dịch, chiến thuật;

- Hoạt động của các sở ngành (khối chính quyền) trong khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố;

- Công tác quản lý đầu tư trong Quân đội;

- Quản lý nhà nước về tài chính,

- Người chỉ huy chiến dịch, chiến lược với công tác tài chính

- Thanh tra, kiểm tra tài chính, kiểm toán trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

II- MỘT SỐ KẾT QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HẬU CẦN – KỸ THUẬT

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, giảng viên trong khoa đã nêu cao truyền thống “Trung thành, tận tuỵ, đoàn kết, sáng tạo” nỗ lực phấn đấu học tập, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn và trau dồi đạo đức cách mạng của Nhà giáo Quân đội; đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm, xây dựng Khoa ngày càng trưởng thành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của Học viện Quốc phòng.

Cấp ủy, Chi bộ Khoa các thời kỳ thường xuyên quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng ủy Học viện và cấp trên vào nghị quyết lãnh đạo của Chi bộ sát với tình hình, nhiệm vụ của Khoa. Nổi bật là những năm gần đây, Cấp ủy, Chỉ huy Khoa đã quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quảChiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011- 2020”, nhất là chủ trương của Đảng trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo- phát triển nguồn nhân lực…”. Quán triệt, thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng ủy Học viện về đẩy mạnh thực hiện “ba khâu đột phá”, nâng cao chất lượng huấn luyện - đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng đội ngũ cán bộ. Trong đó, chú trọng thực hiện tốt "ba thực chất" trong huấn luyện - đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Lãnh đạo, chỉ huy Khoa luôn chủ động tham mưu, đề xuất với Thường vụ, Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện về các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện - đào tạo chuyên ngành. Chi bộ hàng năm, từng tháng ra nghị quyết lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể; cán bộ Chỉ huy Khoa, bộ môn, từng giảng viên đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Trong đó, chú trọng xây dựng kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; phân công bài giảng đến từng giảng viên, chấp hành nghiêm quy chế huấn luyện đào tạo; tổ chức chặt chẽ chế độ thông qua bài giảng, dự giảng, giảng bài mẫu, rút kinh nghiệm kịp thời làm cơ sở nâng cao chất lượng giảng dạy cho từng giảng viên.

Đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục, Khoa tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng bài, tập bài phù hợp với từng đối tượng, từng môn học; quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng vào trong nghiên cứu, giảng dạy; cập nhật các thông tin mới vào từng bài giảng, bảo đảm bài giảng mang tính lý luận sâu sắc, tính thực tiễn phong phú và có tính dự báo cao; tích cực vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy tư duy sáng tạo của người học.

Khoa Hậu cần-Kỹ thuật trong nhiều năm đã hoàn tốt và xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy Học viện giao hằng năm; bình quân mỗi giảng viên giảng 250 tiết/năm. Các bài giảng do Khoa đảm nhiệm bảo đảm chất lượng khá trở lên.

 Đồng chí Trung tướng Trương Quang Khánh, UVBCH TW Đảng, Thứ trưởng BQP cùng đồng chí Trung tướng Nguyễn Châu Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật và Ban chỉ đạo động viên các khung tập trong diễn tập “TK-11”  

Ngoài ra, Khoa đảm nhiệm nội dung giảng bài, hướng dẫn học viên các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh Đối tượng 1 và học viên các lớp cao học nghiên cứu thực tế tại các đơn vị và các nhà máy công nghiệp quốc phòng luôn bảo đảm chất lượng, an toàn. Cuối các khóa học Khoa hướng dẫn học viên các lớp viết thu hoạch, luận văn, luận án bảo đảm chất lượng tốt. Bên cạnh công việc giảng dạy trong Học viện, Khoa cũng thường xuyên tham gia giảng tập huấn của Bộ và các cơ quan, đơn vị ngoài Học viện như Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y, các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng; qua đó góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn quân và nâng cao vị thế của Khoa và Học viện. Khoa đã phối hợp tốt với các Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Hậu cần tham gia chuẩn bị văn kiện chuyên ngành và đạo diễn diễn tập của Bộ, cũng như tham gia chấm thi cho Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Hậu cần được đánh giá cao

Công tác nghiên cứu khoa học nhằm phát triển lí luận và nâng cao chất lượng huấn luyện - đào tạo, triển khai đồng bộ nghiên cứu đề tài khoa học các cấp, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học của Học viện và toàn quân. Khoa đảm nhiệm là chủ nhiệm và tham gia 75 đề tài cấp bộ, ngành và học viện. Hng năm viết từ 10 đến 15 bài báo trên các tạp chí khoa học; biên soạn mới và bổ sung từ 4 đến 5 tài liệu cấp Bộ, 6 đến 8 tài liệu cấp Học viện. Để phục vụ cho tập bài, luyện tập của học viên, Khoa luôn chủ động, kịp thời biên soạn, chỉnh sửa đầy đủ các đầu bài tập chuyên ngành theo yêu cầu công tác huấn luyện, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học. 

Xây dựng Khoa vững mạnh gắn với “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực hiện 5 nội dung xứng danh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới. Duy trì thường xuyên phong trào thi đua, gắn với tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, khắc phục khâu yếu, mặt yếu để thúc đẩy Khoa hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm. Duy trì nghiêm chế độ sinh hoạt, học tập, xây dựng nền nếp chính quy; hoàn thành tốt các chương trình, nội dung huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị; bảo đảm tốt hậu cần đời sống; thực hành tiết kiệm; sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, cơ sở vật chất gắn với thực hiện tốt phong trào thi đua "Ngành hậu cần làm theo lời Bác Hồ dạy" và Cuộc vận động 50.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên Khoa có nhiều chủ trương, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên nên hiện nay Khoa thường xuyên có đội ngũ giảng viên đạt trình độ sau đại học từ 90 đến 100%; trong đó, có từ 40 đến 50% trình độ tiến sĩ tr lên và 10 đến 20% phó giáo sư. Chất lượng đội ngũ giảng viên luôn đáp ứng tốt cho nhiệm vụ huấn luyện - đào tạo của Học viện; có từ 10 đến 20% giảng viên giỏi cấp Bộ, 40 đến 50% giảng viên giỏi cấp Học viện và  60 đến 70% giảng viên giỏi cấp Khoa.

Thường xuyên quán triệt và tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt, học tập những quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của Quân đội, Học viện. Làm tốt công tác định hướng tư tưởng, coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm đúng đắn, vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh đấu tranh đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tích cực đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Duy trì chặt chẽ nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Công tác chính sách, cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ luôn được cấp ủy, chi bộ lãnh đạo thực hiện tốt. Công tác kiểm tra, giám sát luôn được gắn chặt với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng, qua đó tăng cường kỷ luật Đảng, kỷ luật Quân đội, giữ vững phẩm chất đạo đức của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp uỷ, chi bộ.

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Khoa Hậu cần - Kỹ thuật luôn hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; xây dựng Khoa vững mạnh toàn diện, Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

Tình hình nhiệm vụ mới ngày càng nặng nề, càng đòi hỏi tập thể Cấp ủy, Chi bộ Khoa quyết tâm mới, phát huy truyền thống và những thành tích đã đạt được, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên và cơ quan, đơn vị bạn, khắc phục những nhược điểm kịp thời, quyết liệt để tạo chuyển biến mới, hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng hiệu quả cao hơn; góp phần quan trọng vào thành tích xây dựng Học viện trong thời gian tới

III- KẾT QUẢ ĐÀO TẠO HỌC VIÊN CHUYÊN NGÀNH HẬU CẦN- KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH, KINH TẾ, CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

Tổng số học viên chuyên ngành tham gia học tập đào tạo tại Học viện Quốc phòng: 920 lượt học viên

Trong đó:

1. Lớp Bồi dưỡng kiến thức Quốc Phòng và An Ninh (Từ khoá 1 đến khoá 83):  Tổng số: 68 đồng chí

2. Đào tạo cán bộ Chiến dịch - chiến lược (Từ khoá 1 đến khoá 8) Tổng số: 06 đồng chí

3. Đào tạo Giảng Viên Chiến dịch - chiến lược (Từ khoá 1 đến khoá 11) Tổng số:  11 đồng chí

4. Đào tạo cán bộ CHTM cao cấp BCHT

- Lớp Bổ túc ( Từ khoá 1 đến khoá 17) Tổng số:  110 đồng chí

- Lớp CHTMCC- BCHT (Từ khoá 18 đến khoá 47) Tổng số: 374 đồng chí

- Lớp bổ túc KHQS (Từ khoá 1 đến khoá 6) Tổng số:  10 đồng chí

- Lớp Bổ túc QSĐP và đào tạo ngắn hạn chỉ huy tham mưu cao cấp QSĐP (Từ khoá 1 đến khoá 43) Tổng số:  114 đồng chí

5. Đào Tạo ngắn hạn tham mưu chiên dịch – chiến lược (Từ khoá 1 đến Khoá 18) Tổng số: 100 đồng chí

6. Đào tạo ngắn hạn chỉ huy tham mưu cao cấp - TC II  (Từ khoá 1 đến khoá 18)Tổng số:  22 đồng chí

7. Nghiên Cứu sinh  (Từ khoá 1 đến khoá 26)Tổng số: 21 đồng chí

8. Đào tạo Cao học NTQS (Từ khoá 1 đến khoá 30)Tổng số:  84 đồng chí