Tháng 10 - 1947, trong bộn bề công việc của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đ• viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Đây là một tác phẩm có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị, là một di sản vô giá đối với Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Lối làm việc và yêu cầu phải thường xuyên sửa đổi lối làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng luôn luôn là mối quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Người đề cập xuyên suốt trong các nội dung của tác phẩm. Bảy mươi tư năm đ• trôi qua, từ khi Tác phẩm ra đời, vị thế nước ta đ• đạt được những thang bậc giá trị mới trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao trong thực tiễn của công cuộc đổi mới theo định hướng x• hội chủ nghĩa đòi hỏi Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, nhất là cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược phải tiên phong đi đầu tiếp tục sửa đổi lối làm việc.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đ• chỉ rõ cho cán bộ, đảng viên của Đảng là: Muốn có được lối làm việc đúng, có phong cách làm việc cách mạng và khoa học, phải có tính Đảng và thường xuyên rèn luyện tính Đảng trong thực tiễn. Tính đảng đó là phải đặt lợi ích của Đảng của dân tộc lên trên hết, việc gì cũng phải điều tra rõ ràng cẩn thận và phải làm đến nơi, đến chốn. Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau. Đây là thuộc tính bản chất của đảng viên. Tính Đảng đòi hỏi người cán bộ, đảng viên trong mọi công việc phải đặt mục đích phục vụ lợi ích của Đảng, của dân tộc làm mục đích cao nhất, trong lợi ích của Đảng hơn hết, làm việc phải nghiên cứu đến tận cội rễ, trung thực, tôn trọng thực tế khách quan luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức khoa học với hoạt động cải tạo thực tiễn, giữa tình cảm cách mạng với lý trí cách mạng. Lối làm việc này đối lập với lối làm việc chỉ nhằm phục vụ lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm nhỏ, quan liêu, xa rời thực tiễn.
Đại hội Đảng lần thứ XIII đánh giá: “Công tác tư tưởng có nơi, có lúc chưa thực sự được cấp ủy coi trọng, chưa kịp thời, thiếu thuyết phục. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, một số vấn đề mới, khó, phức tạp chưa được làm sáng tỏ” 1. Khi đánh giá thực trạng cán bộ, đảng viên, Đảng ta khẳng định: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” 2. Theo Hồ Chí Minh: Một bộ phận cán bộ, đảng viên vì kém tính đảng đ• trở nên thoái hóa biến chất, hiệu quả công tác thấp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao phó. Họ đ• phai nhạt tính đảng, thì rốt cục chỉ làm hỏng việc, làm cho các căn bệnh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của họ đ• đến mức nguy hiểm càng thêm trầm trọng.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đặt ra nhiệm vụ rất lớn và có yêu cầu cao đối với cán bộ đảng viên nói chung, cán bộ chiến dịch, chiến lược nói riêng. Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Đảng ta xác định: “... xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác tư tưởng, lý luận” 3.
Để góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung đó, cán bộ chiến dịch, chiến lược cần phải thường xuyên rèn luyện tính Đảng, nêu cao tính Đảng. Khi người cán bộ chiến dịch, chiến lược giữ vững nêu cao tính Đảng thì mới xác định rõ trách nhiệm, vị trí, vai trò của mình và thể hiện vững tin bản lĩnh chính trị, tránh xa được những biểu hiện của tha hóa quyền lực, tự mình nhanh chóng khắc phục được “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” kịp thời để cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, lợi ích quốc gia, dân tộc, lấy việc phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân làm mục đích cao nhất.
Trong quá trình chỉ huy l•nh đạo, tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước và Quân đội, cán bộ chiến dịch, chiến lược phải đặc biệt giữ vững nêu cao tính đảng, tính chiến đấu. Hiện nay, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận đang diễn ra rất quyết liệt và phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi tư duy của người cán bộ chiến dịch, chiến lược phải biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn; có tính chiến lược; có tính độc lập, sáng tạo và đổi mới.
Đồng thời, có tầm nhìn vừa khái quát, vừa cụ thể, sinh động; tạo được cảm hứng; có tính khả thi. Có tư duy chính trị nhạy bén, sắc sảo và tính chiến đấu cao để kịp thời nhận diện, phê phán, bác bỏ những quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động của các thế lực thù địch, kiên quyết bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ x• hội chủ nghĩa.
Muốn phát huy được tính Đảng trong hoạt động l•nh đạo, chỉ đạo, mỗi cán bộ chiến dịch, chiến lược trong tư duy và tầm nhìn l•nh đạo của mình cần phải biết kết hợp vận dụng lý luận và thực tiễn; phát huy tính dân chủ. Thực tiễn, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp thu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin của Người là cả một quá trình gắn với hoạt động thực tiễn trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa hoạt động thực tiễn cách mạng. Trong hoạt động, “kết hợp lý luận với thực tiễn”, “lời nói đi đôi với hành động” là nét đặc trưng của phong cách, phương pháp, tác phong Hồ Chí Minh. Người rất quan tâm đến việc xây dựng phong cách làm việc đó cho đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng. Đó là phong cách thực tiễn. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người chỉ rõ: “Một cách là trong lúc học lý luận phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế. Lúc học rồi họ có thể tự mình làm ra phương hướng chính trị có thể làm những công việc có thể trở nên người tổ chức và l•nh đạo. Thế là lý luận thiết thực có ích” 4. Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải học lý luận, đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế; phải biết dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước ở trong nước và ở địa phương để đề ra nội dung l•nh đạo cho sát, đúng. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Hồ Chí Minh, trong quá trình l•nh đạo, chỉ đạo, cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tiễn. Coi trong nghiên cứu học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, nắm chắc, hiểu sâu đường lối chủ trương của Đảng; đồng thời, bám sát thực tiễn cách mạng và thực tiễn hoạt động quân sự, đời sống của bộ đội để nghiên cứu giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Ngăn ngừa bệnh khinh lý luận, lý luận suông, thói tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa.
Khi để cập mấy điều kinh nghiệm trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đ• nêu rõ về thực hành dân chủ trong l•nh đạo của Đảng, phát huy dân chủ trong quần chúng nhân dân nhằm nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái. Người chỉ ra nguyên nhân làm hạn chế sự sáng tạo là do cách l•nh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực. Người yêu cầu cán bộ đảng viên phải để cao và thực hành dân chủ. Người chỉ rõ: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ làm cho cán bộ và quần chúng để ra sáng kiến. Những sáng kiến đ• được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo”5. Để thực hành dân chủ, dân chủ thực sự, cán bộ, đảng viên phải khiêm tốn, tôn trọng sáng kiến của người khác, của quần chúng nhân dân cả trong lao động sản xuất và trong nghiên cứu sáng tạo. Dân chủ là bản chất của chế độ x• hội chủ nghĩa, dân chủ gắn với pháp chế kỷ luật, kỷ cương. “Dân chủ tập trung” là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng, của Nhà nước ta. Mỗi cán bộ, đảng viên luôn phải thực hành dân chủ một cách thực sự và rộng r•i. Tất nhiên, khi để cao dân chủ không có nghĩa là dân chủ vô hạn độ, dân chủ quá trớn.
Hiện nay, các biểu hiện vi phạm dân chủ, cách làm việc quan liêu, độc đoán của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong cơ quan Đảng và Nhà nước đ• làm cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, của Nhà nước kém hiệu quả, làm xói mòn lòng tin của quần chúng đối với Đảng, làm giảm sự gắn bó giữa Đảng với dân, giảm sức sáng tạo của quần chúng nhân dân. Cùng với việc phát huy dân chủ một cách tích cực chúng ta cần phải đấu tranh kiến quyết với mọi biểu hiện vi phạm dân chủ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước, nhất là cán bộ chiến dịch, chiến lược phải là lực lượng tiên phong trong lĩnh vực này.
Lối làm việc hay phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên là biểu hiện tập trung của phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, uy tín, trình độ, năng lực của họ. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược có phong cách làm việc khoa học, bám sát thực tiễn, vận dụng linh hoạt trên từng nhiệm vụ cụ thể thì chất lượng và hiệu quả công việc sẽ cao và họ sẽ luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Ngược lại, phong cách làm việc thiếu khoa học thì sẽ không những không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn làm hỏng việc. Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chiến dịch, chiến lược cần vận dụng tính đảng, tính dân chủ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực hành trong mọi hoạt động nghiên cứu, học tập, chỉ đạo, l•nh đạo để đáp ứng được vêu cầu nhiệm vụ ngày càng phát triển góp phần xây dựng Quân đội ngày càng chính quy, hiện đại.
1, 2,3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 2021, tr. 90, 91 - 92, 119.
4, 5, 6. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr. 272, 243, 244.